Chợ gốm Bát Tràng ở đâu?

Nghệ nhân Bát Tràng

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn

Nghệ nhân Nhân Dân Trần Độ

Làng làm khô biển lớn nhất Cà Mau vào vụ Tết

Cá khô khoai là sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng nhất của làng khô Cái Đôi Vàm. Để kịp giao hàng dịp Tết Giáp Thìn 2024, hàng nghìn nhân công của các cơ sở làm khô cá biển ở huyện Phú Tân tất bật làm việc mỗi ngày.

Núi Nổi – Phù Sơn Tự

https://www.facebook.com/groups/640197810199764/permalink/1387738488779022/

Với những giá trị lịch sử và tín ngưỡng độc đáo, chùa núi Nổi cần được tiếp tục đầu tư, phát triển thành điểm tham quan, du lịch nổi tiếng, góp phần làm phong phú thêm tiềm năng kinh tế – xã hội của đô thị vùng biên giới Tân Châu.

Với cái tên độc đáo, Phù Sơn tự (chùa núi Nổi) là địa điểm tâm linh nổi tiếng của thị xã biên giới Tân Châu (tỉnh An Giang). Nơi đây cũng là di tích lịch sử cách mạng ghi dấu truyền thống anh hùng của quân và dân địa phương trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chùa núi Nổi tọa lạc tại xã Tân Thạnh (thị xã Tân Châu) từ lâu nổi tiếng với huyền tích linh thiêng. Tích xưa kể rằng, núi Nổi được hình thành từ thời kỳ sơ khai của ĐBSCL. Khi đó, nơi này là vùng biển cả mênh mông. Có 1 chiếc thuyền buôn đi qua vùng biển này va chạm với đá ngầm bị chìm xuống.

Qua bao biến đổi của thiên nhiên, biển cả không còn. Nơi chiếc thuyền buôn chìm xuống nổi lên ngọn núi. Dù chỉ cao 10m, chu vi hơn 300m, nhưng núi Nổi lại khá nổi tiếng với những kiến trúc tín ngưỡng tâm linh.

Theo lời người dân địa phương, ban đầu trên đỉnh núi Nổi chỉ có ông già râu tóc bạc phơ tu hành trong am lá. Ít lâu sau, ông lão đi đâu mất dạng không ai tìm thấy. Khi am lá hư mục, nhân dân trong vùng cùng nhau dựng lại am và thờ Sơn Thần. Vì vậy, đây là ngôi chùa hiếm hoi ở An Giang có thờ Sơn Thần bên cạnh các công trình liên quan đến Phật Giáo. Hàng năm, lễ vía Sơn Thần được tổ chức tại núi Nổi rất long trọng vào ngày 10/8 âm lịch, với sự tham gia của hàng ngàn người dân địa phương.

Ngoài ra, ở núi Nổi còn có miếu Vạn Ban Ngũ Hành được xây dựng mới với kiến trúc hài hòa, với tổng thể của chùa núi Nổi.

 
Hiện nay, chùa Núi Nổi được xây dựng mới với kiến trúc rất đẹp. Mang đến cảm giác thanh tịnh, hài hòa giữa đồng lúa bao la. Những tháng lũ về, công trình kiến trúc này như như đóa sen nở trên mặt nước bao la phảng phất lời tương truyền: Nước ngập đến đâu, núi sẽ nổi lên đến đó!

Ngoài chánh điện, ngôi chùa có những công trình kiến trúc mang đến cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, an yên cho du khách mỗi dịp viếng thăm. Dù giữa trưa nắng đổ, du khách vẫn cảm thấy dễ chịu khi đến đây lễ Phật, cầu an.

 
Người dân địa phương thường xuyên đến chùa núi Nổi lễ Phật, rồi ngồi dưới những cội cây già để lắng nghe biến chuyển của thời gian. Họ cho biết, mỗi lần đến đây đều cảm thấy thanh tịnh và quên đi những muộn phiền trong cuộc sống.

Hiện nay, chùa núi Nổi đang có thêm công trình kiến trúc mới rất độc đáo là tượng Phật A Di đà cao 42m, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2023. Ngoài ra, sẽ xây dựng thêm tượng Quan Thế âm Bồ tát cao 21m. Khi hoàn thành, đây sẽ là điểm nhấn tâm linh, thu hút du khách thập phương đến đây tham quan, chiêm bái.

Ngoài huyền tích linh thiêng, chùa núi Nổi còn là di tích lịch sử – cách mạng của tỉnh An Giang. Nơi đây có liên quan chặt chẽ với căn cứ cách mạng Giồng Trà Dên và là nơi mở lớp đào tạo cán bộ, chế tạo vũ khí đánh giặc trong những năm tháng đạn bom ác liệt. Nhiều thế hệ trụ trì chùa núi Nổi đều có tinh thần yêu nước và tham gia nuôi chứa cán bộ cách mạng.

Làng nghề làm nón ở xã Hội An, huyện Chợ Mới,tỉnh An Giang

Làng nghề chầm nón lá xã Hội An là 01 trong số 13 làng nghề của huyện được UBND tỉnh công nhận vào năm 2006 (theo Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 20/12/2006 của UBND tỉnh An Giang). Hiện tại làng nghề có 308 hộ với 1123 nghệ nhân được công nhận, giải quyết việc làm cho 815 lao động thường xuyên trong làng nghề. Thu nhập bình quân của các lao động từ 3 triệu đến 4,5 triệu đồng /người/tháng. Sản phẩm của làng nghề làm ra gồm nhiều loại rất đa dạng, từ đó đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng, giá bán sản phẩm qua thương lái giao động từ 35.000 đến 150.000 đồng/cái, tùy loại sản phẩm.

Bên cạnh, sản phẩm làm ra chủ yếu là lao động thủ công do hộ gia đình trực tiếp sản xuất, nên lợi nhuận thu về từ công lao động từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng/sản phẩm. Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là thu mua tại miền trung (Thừa Thiên Huế). Thị trường tiêu thụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia, đặc biệt sản phẩm được sử dụng nhiều ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long. Thời gian qua, làng nghề luôn gắn kết chặt chẽ với các ngành, đoàn thể và được sự quan tâm của xã về việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương.

Địa phương cũng đã tạo mọi điều kiện cho làng nghề phát triển, có nhiều chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp về nhiều mặt như vay vốn sản xuất, hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới, hỗ trợ trong việc quảng bá sản phẩm ở các kỳ hội chợ, triển lãm,…

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Địa phương đã đề nghị Ngân hàng CSXH huyện đã phát vay cho 170 hộ, với tổng số tiền 2.097,6 triệu động để phát triển sản xuất. Môi trường hoạt động sản xuất của các làng nghề phù hợp với nông thôn, nguồn lao động dồi dào, đáp ứng đủ nguồn lực cho yêu cầu sản xuất của các làng nghề, sản phẩm làm ra mang tính đặc thù của địa phương.

Làng nghề chằm nón gần trăm năm tuổi tại thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đã nuôi sống nhiều thế hệ, nâng bước học sinh đến trường, mang lại sự no ấm cho các gia đình miền quê. Dẫu năm tháng có làm làng nghề dần mai một nhưng với những phụ nữ còn trụ lại với nghề, tình yêu và tâm huyết vẫn còn nguyên vẹn. Họ luôn tương trợ nhau để lưu giữ và phát huy làng nghề truyền thống địa phương.

Về ấp An Bình (thị trấn Hội An), chúng tôi bắt gặp hình ảnh bà Huỳnh Thị Xuân, năm nay đã 74 tuổi nhưng ngày ngày chằm nón lá. Do lớn tuổi, mắt có kém hơn, lưng có đau hơn ngày trẻ nhưng bà Xuân vẫn khéo léo và kiên trì cho “ra lò” từ 1 – 2 chiếc nón lá mỗi ngày. “Khi mới 6 tuổi, tôi đã tập làm phụ cha mẹ, đến năm 13 tuổi đã thạo việc, tự mình hoàn thiện 1 nón lá. Tôi làm đến nay đã hơn 60 năm và luôn tâm huyết với nghề. Bởi lẽ, nghề đã nuôi mấy chị em tôi ăn học nên người.

Ngày trước vui lắm, cả xóm làm vần công, 5 – 6 gia đình cùng chung nhau làm 1 thiên (1.000) nón lá. Cha tôi chèo ghe mang sang Long Xuyên bán, tiền kiếm được cha đem về mua dụng cụ, tập sách đi học, ti-vi, phảng gỗ… Những kỷ niệm đó tôi còn ghi nhớ mãi nên giờ đây cuộc sống dẫu có cải thiện hơn, tôi dặn lòng không được phụ quên cái ơn của nghề” – bà Xuân bộc bạch.

Trước khi về hưu, bà Huỳnh Thị Xuân giữ vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp An Bình. Ngoài trực tiếp làm nón lá, bà Xuân còn tích cực tuyên truyền các chị em phụ nữ cùng tham gia Tổ hợp tác (THT) chằm nón lá. Sự liên kết các chị em làm nghề tại ấp An Bình và An Thới đã mở ra cơ hội làm việc nhiều hơn.

“Trước đây, thương lái đặt hàng bao nhiêu, chị em cân đo số vốn mình tự đi mua lá, trúc làm vành và đáp ứng số lượng cho thương lái. Nay với THT, các chị em được hỗ trợ vốn 10 triệu đồng/hộ, từ đó có thể đầu tư nhiều hơn, đáp ứng đơn hàng nhiều hơn” – bà Xuân cho hay.


Nhiều phụ nữ lớn tuổi gắn bó với nghề chằm nón

Là người gắn bó với nghề chằm nón lá đến nay trên 30 năm, chị Phạm Thanh Thủy (ấp An Bình) chia sẻ thêm về công việc này: “Từ lúc có chồng về đây, ngoài lo việc cơm nước, tôi tranh thủ học hỏi những chị em hàng xóm cách chằm nón lá. Ban đầu làm không quen, thấy quá khó, lắm công phu từ việc phơi lá, rọc lá, mua trúc chẻ làm khuôn nón, kiềng vòng, lợp lá, chằm lá, nứt vành, làm cả ngày có khi chỉ được 1 nón. Sau quen tay, làm được nhiều hơn.

Nón bán ra 35.000 đồng/cái, trừ nguyên – vật liệu còn lời từ 15.000 – 16.000 đồng/cái. Tuy số tiền công thu về chưa tương xứng nhưng với những phụ nữ nhàn rỗi ở quê, tranh thủ kiếm được đồng nào hay đồng đó. 3 năm nay, nhờ THT hỗ trợ số vốn 10 triệu đồng mỗi năm để mở rộng sản xuất, tôi có điều kiện mua nguyên liệu làm được nhiều nón hơn, đời sống gia đình được cải thiện hơn”.

Với bà Trần Thị Đông (ấp An Bình), nghề chằm nón lá tuy là kinh tế phụ nhưng giúp bà cùng chồng nuôi được 4 người con. Bà Đông cho hay: “Ở quê, ngoài ít đất canh tác làm lúa, làm rẫy, khi rảnh rỗi tôi chằm nón lá, mỗi ngày được 3-4 cái, kiếm được 50.000 – 60.000 đồng, tôi bỏ ống heo tiết kiệm hoặc khi có việc mình có được ít tiền, có thể chủ động giải quyết. Dù bây giờ các con khôn lớn, đời sống khá hơn nhưng tôi vẫn quen tay, quen việc. Ngoài trông giữ cháu, rảnh là tôi làm suốt. Từ ngày nhận thêm nguồn vốn hỗ trợ từ THT, tôi mua thêm nguyên – vật liệu được nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng”.

Làng nghề chằm nón lá bao năm giải quyết việc làm cho phụ nữ thôn quê, giúp bữa cơm các gia đình thêm no ấm. Thế nhưng, như bao làng nghề khác, nghề chằm nón đang đứng trước nguy cơ mai một. Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp An Bình Nguyễn Thị Bé Huyền cho biết: “Hơn 80% phụ nữ địa phương gắn bó với nghề chằm nón lá, nhưng chúng tôi đang băn khoăn về lực lượng kế thừa. Bởi có một số em nhỏ ngoài đi học trên lớp, ở nhà học nghề phụ mẹ, còn một số khác chọn cách đi làm ăn xa để tăng thu nhập. Người gắn bó, cần mẫn với nghề hàng ngày là các mẹ, các bà lớn tuổi ở quê”.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Hội An Trần Kim Ngân cho hay: “Nghề chằm nón lá Hội An có từ lâu đời, trước đây thu hút hàng trăm phụ nữ ở nhiều ấp cùng làm. Đến năm 2006, làng nghề được UBND tỉnh công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Từ đó, làng nghề được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn. Những năm gần đây, từ nguồn quỹ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, 20 hội viên của THT chằm nón được hỗ trợ vay vốn với tổng số tiền 200 triệu đồng, tạo điều kiện để các chị em mua thêm nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu nhiều hơn.

Tuy nhiên, cùng với việc hỗ trợ vốn, làng nghề hiện nay đang đối mặt với nguy cơ thiếu người làm, lao động trẻ ít chịu chọn nghề chằm nón. Do vậy, các chị em trong THT đang tìm hướng đi mới như chia công đoạn sản phẩm hoặc thiết kế mẫu mã, trang trí nón ngày càng đẹp hơn nhằm nâng cao giá trị, mang lại lợi nhuận nhiều hơn mới đủ sức duy trì và phát triển làng nghề trong tương lai”.

Làng Chuông

Làng Chuông là một làng nghề nổi tiếng cả nước với truyền thống làm nón lâu đời thông qua sản phẩm nón lá. Người dân làng Chuông sống chủ yếu bằng nghề làm nón lá còn hoạt động làm nông nghiệp không nhiều vì nơi đây đất chật người đông. Không ai trong làng biết chiếc nón xuất hiện từ khi nào nhưng trong ca dao xưa đã có câu “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ”. 

Làng Chuông tọa lạc ở xã Phương Trung, cách trung tâm huyện Thanh Oai 3km, cách trung tâm Hà Nội 30km. Tổng diện tích tự nhiên của làng Chuông là 481,44 ha, gồm 8 thôn là Tây Sơn – Chung Chính – Liên Tân – Quang Trung – Mã Kiều – Tân Tiến – Tân Dân 1 và Tân Dân 2. Làng Chuông có hai lối tiếp cận chính là từ đê sông Đáy phía Tây ranh giới làng và quốc lộ 21B phía Đông ranh giới làng. Con đê sông Đáy chạy qua làng một tuyến đường dân sinh quan trọng và đồng thời cũng có chức năng là chợ của một vùng rộng lớn không chỉ dành riêng cho làng Chuông mà còn có sự tham gia của một số xã xung quanh như Văn La, Kim Thư, Cao Dương. Con đê làng cũng là nơi bà con làm nghề nón lá thường phơi lá lụi ở công đoạn xử lý nguyên liệu. Với vị trí địa lý như trên, xã Phương Trung có điều kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường và công nghệ kỹ thuật tiên tiến để phát triển kinh tế với tốc độ cao.

Vào thế kỷ thứ 8 – 791 năm Tân Mùi, theo các bậc cao niên trong làng thì ban đầu làng Chuông có tên là Trang Thì Trung, về sau đông dân hơn nên được mở rộng thành làng. Đầu thời Lên Sơ, làng Chuông đã rất đông đúc.

Phụ nữ thôn Liên Tân tụ tập làm nón tại nhà

Đàn ông và phụ nữ cùng thắt nón ở hiên nhà

Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón, dùng cho nhiều tầng lớp như nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng.

Trước thế kỷ 20, những sản phẩm nón lá truyền thống của làng Chuông là nón ba vòng. Đấy là loại nón gần giống nón quai thao nhưng có ba vòng đấu, có thành tương đối nông. Nón có kích thuớc to và dành cho người nông dân làm đồng nên không được khâu kỹ. Nón thứ hai là nón thúng (quai thao) có vành rất rộng, hai bên buộc thao dành cho các cụ già đội đi chùa.

Một loại nón cổ truyền khác của làng Chuông chính là nón lá già ghép sống. Đây là loại nón có từ rất lâu cùng thời với chiếc nón quai thao. Nón có ba vòng đấu, làm bằng lá hồ, khâu bằng móc đen rứa đen. Loại nón này rất chắc chắn nên có thể dãi dầu mưa nắng cùng người trên đồng với rất nhiều công dụng khác nhau.

Nghề làm nón quai thao truyền thống ở nhà nghệ nhân Phạm Trần Canh (thôn Quang Trung)
Công đoạn là lá lụi – một khâu quan trọng trong quá trình làm nón

 Trước đây, nghề làm nón lá phát triển mạnh mẽ, cả làng bao gồm già trẻ gái trai và cả trẻ con đều tham gia làm nón. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ nón lá truyền thống sa sút đồng thời một số hộ gia đình nhận được những đơn đặt hàng sản xuất những mặt hàng liên quan đến làm nón, có sử dụng kiến thức và tay nghề sẵn có của người làm nón ở làng. Làng Chuông vừa sản xuất, vừa cung cấp sản phẩm nói để phục vụ những sản phẩm sáng tạo khác(nón quai thao, nón lụa nhiều màu), lưu niệm (nón các kích cỡ, màu sắc), trang trí nội thất (đèn lồng dạng nón, treo tường ở nhà hàng, quán giải khát, đồ đạc nội thất như bàn trà…) và trang trí đường phố (trang trí cảnh quan các khu phố đi bộ ở Hà Nội).

Một biến thể của chiến nóng chóp truyền thống (lợp thêm lớp vải lụa với mục đích biểu diễn hoặc trang trí
Nón trang trí nội thất nhà hàng
Nón trang trí khu phố cổ (internet)
Đèn bàn (nội thất) làm từ nón lá (internet)
Cây thông Noel (ngoại thất) làm từ nhiều chiếc nón (internet)

Quy trình sản xuất truyền thống

Có thể nói để làm được một sản phẩm nón làng Chuông hoàn chỉnh thì cần rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều phải tuân thủ những nguyên tắc thực hiện nhất định. Quá trình làm nón lá truyền thống làng Chuông nhìn chung có 2 công đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị vật liệu

.
Lá lụi, nguyên liệu làm nón quan trọng của làng Chuông.

Vòng nón là một bộ phận không thể thiếu của chiếc nón. Với chiếc nón Chuông sẽ có 16 vòng ở mặt trong của nón. Xưa kia vòng nón là do làng Chuông làm nhưng hiện nay thì do hai làng Đôn Thư và Tràng Xuân làm và mang đến chợ bán vào mỗi dịp có phiên. Mười sáu chiếc vòng nón được phân thành các loại: vòng cạp 1 sợi, vòng chân 4 sợi (vòng tròn), vòng nứa 5 sợi (vòng nghiêng), vòng chúp 5 sợi (vòng nghiêng) và vòng chủm 1 sợi. Các vòng này phải được vót thật đều tay mới tạo ra một chiếc nón đẹp. Công việc làm vòng nón vừa đòi hỏi sức lực và sự khéo léo của đôi tay.

Công đoạn là lá lụi cho phẳng trong phòng khách gia đình

Liếc cũng là một phần quan trọng làm nên chiếc nón chắc và đẹp. Cây liếc hay còn gọi là cây lòng bông do người làng Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên mua và đem bán ở chợ Chuông. Ruột liếc là guột – thứ dùng để nối hai đầu vành nón và giữ cho vành nón được tròn và bền.

Vật liệu làm nón ở chợ Chuông (nguồn: internet)

Nguyên liệu để khâu nón là cước, có rất nhiều loại: cước to màu đỏ thường được dùng để khâu vành nón, cước nhỏ màu trắng được dùng để khâu các vòng nón. Trước khi mọi người thường hay dùng móc và dứa để khâu nón. Nhưng đến những năm 80 của thế kể 20 thì người làng dùng cước bởi những ưu điểm vượt trội của nó không chỉ là giúp người dân khâu nhanh hơn mà màu trắng của cước lại tôn thêm vẻ đẹp cho chiếc nón lá. Bên cạnh cước có sợi luồn nhôi. Sợi này được làm bằng ren mua từ làng Triều Khúc dùng để thêu hai bên nón làm hai đầu quai nón giúp giữ nón chắc hơn. Còn những hình giấy vẽ để trang trí mặt bên trong những chiếc nón Chuông.

Khuôn vòng, cước, chỉ màu, lá lụi làm nón (nguồn: internet)

Giai đoạn 2: Xử lý vật liệu

Có một câu đối cổ đã khái quát và ca ngợi quá trình này:

“Ngọn lá xuân phong khuôn khéo lựa

Sợi vàng tạo hóa nắn nên Chuông”

Thao tác phơi lá ngoài sân thể thao công cộng
Thao tác là phẳng lá bằng nhiệt
Thao tác bứt vòng khuôn nón quai thao
Người làm nón là phẳng lá ở phòng khách

Xử lý vật liệu: Khuôn vòng phơi là – Vò lá – là phẳng lá

Nhìn chung, quy trình sản xuất nón lá làng Chuông hiện nay không có nhiều thay đổi so với quy trình sản xuất truyền thống nhiều đời nay về mặt nguyên lý thực hiện. Chỉ có một số thay đổi hiện đại hơn liên quan đến vật liệu để hỗ trợ việc thao tác thuận tiện hơn như các vật liệu khâu nón (chỉ, cước, kim), vật liệu vật liệu trang trí nón (dầu phủ bóng, chỉ luồn nhôi để buộc quai nón)…

Bản đồ không gian văn hoá nghề làm nón

Công trình di sản truyền thống làng Chuông

Làng Chuông có lịch sử hơn 1000 năm với nhiều biến động thăng trầm nên có một quỹ di sản phong phú với nhiều loại hình như đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà thờ giáo xứ, giếng cổ và hộ gia đình làm nghề truyền thống. Những di sản được liệt kê dưới đây là những công trình nhóm khảo sát đã trực tiếp quan sát và phỏng vấn cán bộ chính quyền, đại diện cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Sơ đồ vị trí các di sản: di tích, dấu ấn lịch sử văn hoá

Đình làng Chuông

Đình làng Chuông trong ngày lễ hội (nguồn: internet)

Đình Phương Trung sau nhiều lần tu sửa được xây dựng to đẹp vào cuối thế kỷ XIX. Mặc dù bị bom đạn quân Pháp hủy hoại nhưng đến nay làng vẫn giữ được nghi môn hai tầng đăng đối uy nghi, sau nghi môn là đại bái đồ sộ 5 gian trong bài trí nhiều đồ thờ tự thuộc loại quý hiếm.

Chợ Chuông

Chợ làng Chuông nhìn từ chùa (nguồn internet)

Chợ Chuông là chợ lớn trong vùng, không chỉ có người dân làng Chuông đi chợ mà còn chia sẻ với một số xã lân cận như Văn La, Cao Dương, Kim Thư. Chợ có các phiên chính vào ngày mồng 4, 10, 14, 20, 24, 30 và phiên phụ và mồng 1, 3, 6, 8, 11, 13. Hội chợ làng Chuông tổ chức vào ngày mồng mười tháng giêng là hội chợ lớn nhất của tỉnh Hà Đông cũ.

Không gian mua bán nguyên liệu nghề nón trong chợ làng Chuông
(nguồn: internet)

Hội chợ Chuông thực chất là ngày hội sinh hoạt văn hóa nông nghiệp của một vùng đất. Văn hóa làng nghề cũng nhân dịp này thể hiện trong ngày hội chợ.

Đền (quán) Thượng thôn Quang Trung

Cảnh quan khu vực đền (quán) Thượng thờ Phùng Hưng
Cảnh quan khu vực đền (quán) Thượng thờ Phùng Hưng

Đền Thường là nơi thờ người anh hùng dân tộc Phùng Hưng dân ngưỡng kính gọi là Bố Cái Đại vương. Phùng Hưng dẫn binh sĩ từ quê hương ông ở Đường Lâm theo dòng sông Đáy xuống tới trang Thời Trung (tên xưa của làng Chuông) thì đóng đồn binh luyện quân sĩ ở đó.

Đền (quán) Ông thôn Mã Kiều

Cảnh quan khu vực đền (quán) Ông thờ lục vị thành hoàng
Cảnh quan khu vực đền (quán) Ông thờ lục vị thành hoàng

Đền (quán) Ông thuộc thôn Mã Kiều thờ sáu vị thành hoàng làng có công lập làng được lưu giữ tên tuổi trong lịch sử của làng cho đến ngày nay.

Đền (quán) Trung thôn Tây Sơn

Cảnh quan khu vực đền Trung thôn Tây Sơn thờ Nguyễn Xí

Đền (quán) Trung thuộc thôn Tây Sơn thờ danh tướng Nguyễn Xí tại rìa làng thuộc thôn Tây Sơn. Trong khu vực đền Trung cũng có một giếng lớn với đường kính khoảng 15-17m.

Nhà thờ họ

Làng Chuông có một số dòng họ chiếm số đông và lâu đời trong làng là họ Phạm, họ Lê, họ Hoàn. Cũng giống như nhiều làng xã truyền thống khác, sự cư trú của các thôn trong làng dựa vào quan hệ huyết thống dòng họ. Nhóm khảo sát đã ghi nhận được hai nhà thờ họ Lê Đình thuộc thôn Chung Chính và họ Phạm thuộc thôn Tây Sơn.

Khuôn viên nhà thờ họ Lê Đình thôn Chung Chính
Khuôn viên nhà thờ họ Lê Đình thôn Chung Chính
Khuôn viên nhà thờ họ Phạm thôn Tây Sơn
Khuôn viên nhà thờ họ Phạm thôn Tây Sơn

Nhà ở truyền thống lâu năm có giá trị

Số lượng nhà truyền thống năm có giá trị ở làng Chuông còn khoảng gần 20 nhà. Hầu hết các ngôi nhà đều có kết cấu tường gạch và khung gỗ quý với tuổi đời từ 70 đến 100 năm tuổi. Các nhà truyền thống có giá trị tập trung ở thôn Quang Trung, nơi trước đây tập trung một số người có chức sắc trong chính quyền khu vực.

.

Nhà ông Lê Văn Trường ở thôn Quang Trung được xem là ngôi nhà kết cấu truyền thống được bảo tồn và chăm sóc cẩn thận nhất với lòng tự hào và sự kính trọng di sản mà ông cha đã để lại.

.

Nhà ông Phạm Văn Hòa ở thôn Mã Kiều được xây cất từ cách đây khoảng 80 năm (theo gia chủ ghi nhận thời vua Bảo Đại) có khuôn viên đan xen với hoạt động làm nghề mộc của con trai. Kết cấu nhà 5 gian chính với quy mô nhỏ và các cấu kiện có mức độ chế tác đơn giản và không được giữ gìn sạch đẹp ngăn nắp.

.

Nhà ông Lê Đình Giao (thôn Chung Chính)

Nhà ông Phạm Văn Bảo (thôn Quang Trung)

Điếm Ngõa Kiều

Bia đá tổng đốc Hoàng Trọng Phu

.

Vào những năm thập kỷ 30 và 40 thế kỷ trước, người làng Chuông thấy mình không thể sống dựa vào nghề nón được nữa nên bỏ đến làng khác sinh sống nhiều. Trong lúc đó Tổng đốc Hà Đông là Hoàng Trọng Phu đã đưa vào làng Chuông một nghề mới là nghề dệt và cải tiến nghề làm nón bằng cách đưa một số thanh niên vào Ba Đồn (Quảng Bình) để học nghề. Người làng Chuông làm bia đá tri ân Hoàng Trọng Phu ở khu vực trường Tiểu học Phương Trung ven đê sông Đáy.

Danh nhân, người có công với làng

Phùng Hưng: danh tướng xuất thân từ làng cổ Đường Lâm (Tây Sơn) trên đường đi đánh giặc qua Trang Thời Trung thì tế cờ xuất quân ở đây. Trong số nhiều đền thờ Phùng Hưng thì quán Thượng là một trong những đền thờ danh tướng này. Hiện nay ông được thờ ở Đình làng Chuông và được coi như một trong những vị thành hoàng làng ở đây.

Lễ hội và nghệ thuật biểu diễn, phong tục tập quán tiêu biểu

Hội làng Chuông mùng 10 tháng 3 Âm lịch (nguồn: internet)
Hội làng Chuông mùng 10 tháng 3 Âm lịch (nguồn: internet)

Theo đại diện Ban khánh tiết và người cao tuổi trong làng thì lễ hội hàng năm quan trọng nhất của làng Chuông là lễ hội ngày 10 tháng Ba Âm lịch. Đợt lễ hội này kéo dài trong ba ngày từ mùng 9 đến 11 tháng Ba. Theo quy ước của dân làng thì cứ 5 năm một lần sẽ có lễ rước từ đầu làng đến cuối làng.

Ẩm thực, sản vật đặc thù:

Làng Chuông có món bánh cuốn ngon nổi tiếng trong vùng. Theo bà Phạm Thị Dung, phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Phương Trung, thì món bánh cuốn làng Chuông được nhiều người dân trong ngoài làng cũng như du khách ưa thích. Ngoài ra ở chợ Chuông còn có món bánh đúc lạc cũng được bày bán thường xuyên trong các phiên chợ và là một món ăn dân dã gắn bó với cuộc sống người nông dân.

Văn bản cổ, thư tịch, sắc phong, ghi chép trên bia đá, chữ trên cổng nhà, cổng làng

Theo người dân làng Chuông kể lại thì ở đình làng còn lưu giữ một số sắc phong chủ yếu từ các vua Nguyễn cho làng về việc cho phép và duy trì thờ phụng những vị thành hoàng làng ở trong đình.

Các cổng làng không còn dấu vết nên di sản về chữ Hán Nôm trong làng chỉ còn lại phần lớn trong các nhà ở truyền thống trên các hoành phi câu đối và cấu kiện gỗ tại gian thờ của gia đình. Nội dung chính của phần lớn các bộ chữ Hán Nôm trong nhà ở truyền thống là thể hiện niên đại xây dựng ngôi nhà, mong ước của gia chủ về sự phát triển nhân văn và thịnh vượng của làng và gia đình mình.

Giải nghĩa nội dung chữ Hán Nôm

(礼毛)地廟 LỄ ĐỊA MIẾU (chữ trong ngoặc là do chữ Nôm viết gộp 2 chữ Hán này thành 2 bộ cạnh nhau, không có font)
昌其世 XƯƠNG KỲ THẾ = Thịnh vượng cho muôn đời
雨梅亭 VŨ MAI ĐÌNH
謀厥貽 MƯU QUYẾT DI = toan tính, kế hoạch / …/để lại, di sản
主會英耆 CHỦ HỘI ANH KỲ=hội đủ phúc tài
THÂN XÍCH TỬ 親赤子=Người trong 1 nhà (Vua gọi: xích tử=con đỏ=nhân dân, Thân=thân thích)
HÀO NHÂN LƯU PHONG 豪人流風=Người hào hoa phong lưu

Người dịch và giải nghĩa: TS. Trần Xuân Hiếu
Trường Đại học Xây Dựng
© Tạp chí Kiến trúc

Định hướng giải pháp cải tạo không gian mặt nước làng Chuông theo hướng phát triển du lịch làng nghề

Làng Chuông là tên nôm của xã Phương Trung, là làng nghề làm nón truyền thống nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Làng có 8 thôn, 21 xóm gắn liền với hệ thống không gian mặt nước độc đáo, một yếu tố tạo nên tài nguyên du lịch hấp dẫn cho làng nghề truyền thống.

     

 Làng xã là nơi khởi đầu các giá trị văn hóa của người Việt, trong đó mặt nước và không gian mặt nước là thành phần không thể thiếu được. Từ xa xưa, ông cha ta đã xây dựng ngôi đình làng với lối kiến trúc gắn liền với không gian ao (hay còn gọi là ao đình) để tạo cảnh quan đẹp và cũng gắn liền với ý nghĩa tâm linh trong đó. Khởi nguồn từ hệ thống đầm lầy, cộng đồng người dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã đào ao, “vượt thổ” để có đất cư trú, từ đó không gian mặt nước gắn với làng xã đã bắt đầu hình thành. Cộng đồng sử dụng mặt nước vào hoạt động sản xuất như nuôi cá, tôm, tưới cây, ngâm tre, lấy bèo cho lợn gà ăn.., vào sinh hoạt như giặt quần áo, tắm,… Không gian mặt nước còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống mỗi khi nông nhàn như thi bơi, bơi thuyền, hát giao duyên… Trong bối cảnh đô thị hóa làng xã hiện nay, không gian mặt nước vẫn luôn là một thành tố quan trọng trong đời sống cộng đồng, là yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ hình thái học cảnh quan làng xã truyền thống. Với làng Chuông, không gian mặt nước gắn với hệ thống sông, ao hồ, giếng nước là tiềm năng lớn trong tiến trình phát triển du lịch làng nghề truyền thống.

Vật liệu làm nón ở chợ Chuông

1. Cấu trúc hệ thống mặt nước của làng Chuông

    Không gian mặt nước Làng Chuông được được cấu thành bởi hành lang sông Đáy, ao làng, giếng nước và hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất.

Hình 1. Cấu trúc hệ thống không gian mặt nước làng Chuông

  • Sông Đáy nằm phía Tây của làng, nguồn cung cấp nước chính cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của làng. Bến nước bên sông Đáy là nơi rửa chân tay khi đi làm đồng về, rửa nông sản trước khi ra chợ bán, tắm cho trâu, …
  • Ao nằm đan xen trong không gian làng là khu vực điều hòa và tiêu thoát nước cho khu vực dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất của làng.
  • Theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu từ những người cao tuổi, làng Chuông vốn có nhiều giếng khơi có kích thước lớn từ 15-18m đường kính nằm xen trong khu dân cư theo thôn xóm, đã từng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư. Cho đến gần đây, người làng Chuông mới được tiếp cận sử dụng nước sạch từ nhà máy cho nên vai trò cung cấp nước sinh hoạt của hệ thống giếng khơi là hết sức quan trọng trong một thời gian dài. Đến nay, người dân không còn sử dụng nước giếng làm nước sinh hoạt nhưng không gian giếng nước vẫn được tôn trọng với giá trị tâm linh lâu đời và sử dụng cho các hoạt động sản xuất làng nghề và trở thành những không gian đặc trưng của làng Chuông.
  • Kênh, mương nằm ven làng là hệ thống cấp và tiêu thoát nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bảng 1. Thống kê các giếng làng Chuông được ghi nhận

TTTên giếng Địa điểm
1Giếng chùa ChuôngThôn Chung Chính
2Giếng sau chùa ChuôngThôn Chung Chính
3Giếng đền Thượng (giếng mắt ngọc)Thôn Quang Trung
4Giếng đền Ông (giếng mắt ngọc)Thôn Mã Kiều
5Giếng thôn Mã KiềuThôn Mã Kiều
6Giếng quán Trung (thờ Nguyễn Xí)Thôn Mã Kiều
7Giếng thôn Tân TiếnThôn Tân Tiến
8Giếng thôn Quang TrungThôn Quang Trung
9Giếng thôn Tân DânThôn Tân Dân

2. Thực trạng không gian mặt nước làng Chuông

a. Không gian mặt nước gắn với quá trình sản xuất làng nghề truyền thống

    Quá trình làm nón lá truyền thống làng Chuông có 3 công đoạn chính như hình sau:

Hình 2. Sơ đồ quá trình sản xuất nghề truyền thống tại làng Chuông

   Quá trình sản xuất nón lá sử dụng các nguyên vật liệu chủ yếu có nguồn gốc thiên nhiên như lá lụi, lá cọ (lợp nón), song guột (vòng nón) nên không gây ô nhiễm môi trường nước. Trong quá trình làm nón lá, công đoạn ngâm nước là có tác động trực tiếp đến không gian mặt nước. Lá sau khi phơi nắng sẽ được ngâm nước khoảng 3 tiếng để cho mềm và là phẳng. Người dân sử dụng vật dụng như chậu, thùng phuy để ngâm lá. Nước dùng sau khi được ngâm lá được đổ ra vườn, hồ ao. Công đoạn này không sử dụng nhiều nước, do đó không tác động nhiều đến môi trường nước của làng. Quá trình sản xuất nghề cũng tận dụng chân đê sông Đáy để phơi lá lụi, giếng chùa để phơi và vò lá. Các không gian công cộng có diện tích lớn thường được sử dụng cho việc phơi lá lụi, xử lý vật liệu và là nơi giao lưu của chị em phụ nữ làm nón. Trong số đó, không gian quần thể giếng chùa và một số giếng khác ở các thôn xóm đã trở thành không gian hấp dẫn cho khách du lịch trải nghiệm và thăm quan hoạt động sản xuất nghề truyền thống.



Hình 3. Lá lụi được phơi ven đê

Hình 4. Phơi và vò lá bên giếng chùa

b. Không gian mặt nước trong hệ thống di tích lịch sử

   Làng Chuông có lịch sử hơn 1000 năm với nhiều biến động thăng trầm lịch sử phát triển xứ Đoài nên có một quỹ di sản phong phú với nhiều loại hình như đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà thờ giáo xứ, giếng cổ và hộ gia đình làm nghề truyền thống. Không gian mặt nước là bộ phận không tách rời của không gian các công trình di tích: Điếm xóm 2 ven sông Đáy, quần thể chùa làng, đền Thượng thờ vua Phùng Hưng, đền Ông thờ sáu vị thành hoàng làng, đền thờ danh tướng Nguyễn Xí đều gắn liền với những chiếc giếng lớn.

Hình 5. Sơ đồ tổng hợp hiện trạng vị trí di sản văn hóa lịch sử và hộ gia đình làm nón

c. Không gian mặt nước trong hệ thống hạ tầng làng Chuông

   Không gian mặt nước gắn với hệ thống cấp nước: Trong xã hiện có 3.376 hộ sử dụng nước giếng khoan (có bể lọc thô sơ chiếm 81,94% tổng số hộ), 25 hộ dùng nước từ giếng đào và giếng đất công cộng (chiếm 0,61%) và 719 hộ dùng nước mưa không ổn định và các nguồn khác [1] [2]. Tuy nhiên, các hộ gia đình có sử dụng thêm nguồn nước mưa cho sinh hoạt và sản xuất. Dung tích bể chứa nước mưa từ 2 – 3 m3. Theo điều tra khảo sát hiện trạng, số hộ dùng nước hợp vệ sinh của xã Phương Trung hiện nay chiếm 70,6%.

   Không gian mặt nước gắn với hệ thống thoát nước thải và nước mưa: Hiện nay hệ thống thoát nước thải và nước mưa theo hình thức tự chảy (đang sử dụng mương tiêu thoát nước mặt và thoát nước thải chung). Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt hiện nay vẫn chưa được xử lý. Hiện tại đã có 1 điểm thu gom rác thải 333m2, cần cải tạo, mở rộng thêm diện tích, xây mới 1 điểm thu gom rác thải với diện tích 500 m2. Nước thải cục bộ được thoát ra những điểm trũng (hồ, ao trong khu dân cư), phần còn lại thoát vào hệ thống rãnh thoát nước, mương tiêu thoát chung của xã. Hướng thoát nước chính của xã là từ Tây sang Đông và từ Nam lên Bắc, thu về kênh tiêu chính và qua trạm bơm tiêu ra sông Đáy. Phần lớn nước thải sinh hoạt không được xử lý trước khi thải vào hệ thống chung nên có hiện tượng gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

d. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước làng Chuông

   Làng Chuông có mật độ cư trú rất cao với khoảng gần 4000 người/km2 và chịu áp lực của đô thị hóa rất lớn. Mật độ và tốc độ xây dựng công trình tư nhân cao cũng là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn cho không gian mặt nước. Theo khảo sát, cộng đồng dân cư vẫn xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra các bề mặt như ao, giếng và kênh mương của làng. Theo quan sát bằng mắt thường thì các bề mặt nước ở làng Chuông đều ở tình trạng bẩn, đục, có màu tối và đôi chỗ còn có mùi khó chịu.

a)      Ao chùa Chuông
b) Giếng thôn Mã Kiều

Hình 6. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở làng Chuông

   Nhóm nghiên cứu đã lấy 2 mẫu nước từ các nguồn nước mưa cho sinh hoạt hộ gia đình và nước từ giếng làng. Theo kết quả phân tích thí nghiệm được chứng nhận bởi Viện khoa học và kỹ thuật môi trường Đại học Xây dựng xét nghiệm và chứng nhận như sau: Kết phân tích cho thấy, về mặt cảm quan và chỉ tiêu vật lý, hai mẫu nước giếng khoan và nước mưa đều có hàm lượng cặn nhỏ, TSS < 5mg/l đối với mẫu nước mưa, mẫu nước giếng khoan sở dĩ có hàm lượng TSS cao hơn TSS=27 mg/l là do có kết tủa của hydroxit sắt. Tuy nhiên, về mặt vi sinh thì 2 mẫu nước này đều không đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo QCVN: 02/2009/BYT. Lượng coliform trong mẫu nước mưa và mẫu nước giếng khoan đều ở mức 104, giá trị này lớn hơn 2 log so với tiêu chuẩn theo mức II của Bộ Y tế (áp dụng đối với các hình thức khai thác nước quy mô hộ gia đình). Điều đó cho thấy 2 mẫu nước này đã bị nhiễm bẩn bởi nước thải hoặc chất thải sinh hoạt.

3. Giải pháp cải tạo không gian mặt nước làng Chuông theo hướng phát triển du lịch làng nghề truyền thống

3.1. Quan điểm

    Các giải pháp phải có tính đồng bộ và phù hợp với đặc điểm không gian mặt nước của làng Chuông như sau:

    Bảo vệ nghiêm ngặt các không gian mặt nước hiện có với đầy đủ các đặc tính và chức năng vốn có như chứa nước mặt, cân bằng sinh thái, điều hòa vi khí hậu, sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, tâm linh và góp phần phát triển kinh tế của địa phương. [3]

    Phục hồi và phát triển hệ sinh thái tự nhiên của không gian mặt nước hiện có.

   Gia tăng giá trị kinh tế du lịch làng nghề truyền thống từ không gian mặt nước làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển các không gian này.

3.2. Nguyên tắc

   Tái sinh hệ sinh thái mặt nước, tạo dòng chảy liên tục;

   Trồng bổ sung cây xanh, thảm cỏ vào vùng đệm – vùng bảo vệ của không gian mặt nước;

   Kết nối chặt chẽ với không gian văn hóa lịch sử gắn với làng nghề;

   Tổ chức đa dạng các hoạt động dịch vụ du lịch làng nghề theo hướng bền vững.

3.3. Các giải pháp

a. Giải pháp cấu trúc không gian mặt nước làng Chuông

    Khoang vùng bảo vệ các không gian mặt nước hiện có: Quy hoạch bảo tồn các không gian mặt nước hiện có ( phân vùng bảo tồn): Mặt nước cảnh quan Mặt nước sản xuất; Mặt nước thuộc hạ tầng xử lý nước thải;

   Quy hoạch không gian mặt nước gắn với hoạt động dịch vụ du lịch làng nghề: Kết hợp đồng thời hai hành lang và các đặc điểm không gian mặt nước đan xen trong cấu trúc làng.Thành phần hàng lang không gian tuyến tính có thể vươn dài hoặc gắn bó chặt chẽ vào những yếu tố văn hoá làng nghề.

    Cấu trúc không gian nước làng chuông được thiết lập với hai hành lang không gian nước chủ đạo sau: 

i. Hành lang nước bám theo sông Đáy (HL1): Lấy hệ thông cây xanh hiện có, di tích, điểm dân cư nông thôn là yếu tố cốt lõi. Tăng cường không gian xanh bằng giải pháp trồng bổ sung cây xanh ven sông tại khu vực bãi đất trống. Bổ sung một bến thuyền du lịch, vận chuyển sản phẩm nghề. Xây dựng tuyến đi bộ dọc theo sông Đáy.

 » Hoạt động khai thác du lịch: Tham quan sông Đáy,  đua thuyền, trải nghiệm lễ hội làng gắn với sông Đáy, dã ngoại ven sông.

ii. Hành lang nước ven làng (HL2): Lấy hệ thống kênh mương, ao hồ, di tích, giếng, nhà ở làm nghề làm yếu tố cốt lõi để thiết lập. Bổ sung các đoạn kênh mương nhằm khai thông dòng chảy giữa ao hồ trong làng và ngoài làng, giữa hệ thống mặt nước của làng với sông Đáy, tạo điều kiện về sinh thái. Bổ sung hệ thống cây xanh, cây hoa, thảm cỏ bám theo hành lang kênh mương, kết nối với hành lang sông Đáy thành tuyến đi bộ liên hoàn. 

» Các hoạt động khai thác du lịch: Thăm quan làng nghề, trải nghiệm sản xuất làng nghề, dã ngoại,

   Các điểm không gian mặt nước ( Đ1, Đ2,Đ3): nằm đan xen trong khu vực dân cư không thể kết nối về dòng nước với các hành lang nước chung của xã. Các điểm này lấy không gian ao hồ, di tích lịch sử văn hoá làm yếu tố cốt lõi để thiết lập. Đề xuất nạo vét lòng ao hồ, giếng đảm bảo lưu trữ được nước mặt liên tục và không ô nhiễm. Khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, cải tạo hệ thống kè từ dạng cứng ( bê tông, xây gạch ) của ao hồ sang kè mềm bằng cọc tre, xếp đá hoặc gạch, tăng cường chu trình sinh địa hoá ven bờ. 

» Các hoạt động khai thác du lịch: Thăm quan làng nghề, trải nghiệm sản xuất làng nghề, lễ hội truyền thống, homestay gắn với nhà ở sản xuất nghề.

Hình  6. Khung cấu trúc không gian mặt nước làng Chuông


Hình 7. Minh họa tổ chức không gian cảnh quan kênh mương dẫn nước [5]

Hình 8.  Minh họa cảnh Tổ chức không gian cảnh quan mặt nước sản xuất nông nghiệp [5]

Hình 9. Minh họa không gian kênh mương nội đồng [5]

Hình 10. Minh họa  tổ chức không gian cảnh quan đường dạo ven sông Đáy [5]

 

Quy hoạch hạ tầng thoát nước:

+ Thoát nước mặt: Kết nối nước mặt trong và ngoài hành lang, tạo dòng chảy liên tục;

+ Thoát nước thải: Quy hoạch các điểm xử lý nước thải sinh hoạt phân tán theo các lưu vực; hộ gia đình. Lựa chọn giải pháp công nghệ tiên tiến phù hợp với đặc điểm của từng loại nước thải làng Chuông; Khuyến khích các hộ gia làm nghề áp dụng công nghệ tuần hoàn tái sử dụng nước thải của công đoạn ngâm lá và sinh hoạt vào việc rửa sân, tưới cây, …. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải phân tán đã được đã được công ty Greenso thiết kế xử lý nước thải cho các hộ sản xuất làng nghề, chăn nuôi gia sucs gia cầm, nuôi trồng thuỷ hải sản…. Trong một không gian có diện tích dưới 1000m2 với công suất xử lý nước thải nằm trong khoảng từ 20 – 100m3/ ngày đêm. Hệ thống vận hành tự động và liên tục, nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn B-QCVN14:2008.

Hình 11. Minh hoạ cho sản phẩm bồn xử lý nước thải [5]

b. Giải pháp khôi phục hệ sinh thái mặt nước

i)Giải pháp khôi phục hệ sinh thái mặt nước làng nghề 

       Đây là vấn đề có vai trò quan trọng nhất trong các giải pháp cải tạo không gian mặt nước, do đó cần phải thực hiện ngay. Giải pháp này bao gồm 4 vấn đề chính và thực hiện đồng bộ như sau:

• Cắt bỏ, loại bỏ ngay nguồn gây ô nhiễm: Bắt buộc phải loại bỏ đường ống, rãnh thoát nước thải, rác thải rắn đổ trực tiếp xuống không gian mặt nước trước khi tiến hành các biện pháp khôi phục. Đề xuất xử dụng công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha của Công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường – Đại học Bách khoa Hà Nội. Mô hình lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha sử dụng vật liệu đốt là củi nên chi phí khá thấp, sử dụng hết nguồn rác thải sản xuất nghề và sinh hoạt ở làng Chuông.

• Xử lý ô nhiễm nguồn nước: Áp dụng công nghệ bãi lọc trồng cây xử lý nước thảitrong việc xử lý ô nhiễm hiện trạng. Trồng cây sậy, thủy trúc, rau muống, thả bèo tấm dọc theo hệ thống sông, hồ, kênh mương để xử lý nước thải.

  
Hình 12. Công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha [5]Hình 13. Công nghệ bãi lọc trồng cây xử lý nước thải tạo cảnh quan hấp dẫn [5]

• Khôi phục hệ sinh thái mặt nước làng xã: Kết nối các ao hồ trong làng, ao hồ trong làng với hành lang nước ngoài làng tạo dòng chảy liên tục trong hệ thống mặt nước làng xã. Bổ sung sinh vật như ốc, cua, cá,… khôi phục hệ sinh thái mặt nước tự nhiên.

• Duy trì đa dạng sinh học trong quần thể hệ sinh thái sau khôi phục: bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu của làng Chuông.

Hình 14.  Tái lập hệ sinh thái tự nhiên trong tổng thể không gian mặt nước làng xã

ii) Giải pháp phục hồi hệ sinh thái hộ làm nghề 

       Đối với chất tẩy rửa trong sinh hoạt: Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường. Các chất tẩy rửa hóa học, không thân thiện với môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước, nếu sử dụng thì nước thải bắt buộc phải xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chứa nước chung của làng xã.

c. Giải pháp nâng cao ý thức và gắn kết cộng đồng 

           Tuyên truyền quảng bá, giáo dục cho các thế hệ dân cư biết trân trọng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làng nghề. Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa và nghệ thuật với sự tham gia của cộng đồng. Có thể khuyến khích hoạt động tình nguyện do các tổ chức phi chính phủ hoặc các viện/trường đào tạo triển khai một số dự án phát triển không gian công cộng như xây dựng sân chơi hoặc mỹ thuật như vẽ tranh tường hoặc nghệ thuật công cộng.

d. Giải pháp khai thác giá trị kinh tế dịch vụ du lịch làng nghề

           Khai thác giá trị kinh tế du lịch làng nghề trực tiếp từ mặt nước: Tổ chức nuôi các loài thuỷ sản đặc hữu của địa phương có giá trị kinh tế cao, đảm bảo thực phẩm sạch. Tổ chức trồng sen lấy hoa, ướp trà, lấy hạt, lá làm đồ uống thực phẩm chức năng, tơ làm nguyên liệu dệt may, thả các loại rau muống, rau rút, rau ngổ, tổ chức xen canh gối vụ, gia tăng giá trị kinh tế.

            Khai thác giá trị kinh tế du lịch làng nghề gia tăng từ không gian mặt nước: Tổ chức các hoạt động du lịch liên quan đến không gian mặt nước. Tổ chức các dịch vụ gia tăng từ mặt nước như bơi thuyền, chụp ảnh mùa hoa sen, hoa súng …. tổ chức hoạt động lễ hội, các khoá lễ tâm linh, cầu siêu, cầu an… phóng sinh thả hoa đăng,…. 

Bảng 2. Tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch làng nghề theo khu vực không gian mặt nước [4]

TTCông trình gắn với không gian mặt nướcCác hoạt động dịch vụ du lịch khai thác công trình gắn với không gian mặt nước
1Công trình di tích lịch sử đình, chùa, miếu, nhà ở gắn với nghề làm nónTổ chức tế lễ, hội.Tham quan tìm hiểu văn hóa lịch sử, nghề truyền thống
2Công trình sinh hoạt cộng đồng làng nghề: nhà văn hóa xã, thôn.Hoạt động nghệ thuật giao lưu văn nghệ, tổ chức sự kiện.Hoạt động làng nghề truyền thống: trưng bày sản phẩm nghề, có thể sử dụng làm không gian bán hàng lưu niệm, trải nghiệm các hoạt động sản xuất nghề trong khi các công trình dịch vụ khác chưa đầu tư xây dựng.
3Công trình triển lãm làng nghề trong và ngoài nhàHoạt động dã ngoại theo chủ đề.Tham quan tìm hiểu sản xuất nghề truyền thống.
4Công trình vui chơi giải trí làng nghềTrẻ em: vui chơi tự do, trò chơi trải nghiệm làm nón,Thanh, thiếu niên: chơi thể thao bơi lội, đua thuyền…Trung, cao tuổi: tập thiền, dưỡng sinh gắn với mặt nước
5Công trình dịch vụ homestayNghỉ ngơi cuối tuần, trải nghiệm sản xuất nghề truyền thống….
6Công trình dịch vụ làng nghềĐồ lưu niệm làng nghề như nón, chuông gió, đồ trang trí nội thất khác; ẩm thực dân gian, đương đại; bán đồ lưu niệm, nông sản địa phương

Kết luận

            Không gian mặt nước là thành phần không thể thiếu được trong hệ sinh thái tự nhiên và giá trị văn hóa của làng Chuông. Cải tạo không gian mặt nước làng Chuông theo định hướng phát triển du lịch bền vững là một công việc mang tính thực tiễn góp phẩn cải thiện môi trường làng nghề, thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch làng nghề. Với những phân tích đánh giá thực trạng bối cảnh hệ thống không gian mặt nước làng Chuông, bài báo đã đưa ra các giải pháp cấu trúc không gian, khôi phục hệ sinh thái, nâng cao ý thức cộng đồng và phát huy giá trị mặt nước làng Chuông theo định hướng phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở các quan điểm nguyên tắc, giải pháp này, Chính quyền địa phương có thể đề xuất và triển khai các dự án, chương trình phát triển cụ thể để cải tạo không gian mặt nước làng Chuông.

Tác giả: TS.Nguyễn Văn Tuyên, ThS. Phùng Thị Mỹ Hạnh, ThS. Nguyễn Công Thiện, Ths. Dương Quỳnh Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo kinh tế xã hội xã Phương Trung năm 2011.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng năm 2018 của xã Phương Trung.

Nguyễn Minh Hạnh, (2012), Nghiên cứu, khai thác bảo vệ không gian mặt nước hồ trong quy hoạch và quản lý đô thị (Nghiên cứu thí điểm tại Thành phố Hà Nội), mã số: RD 17.

Nguyễn Công Thiện (2017), Tổ chức không gian mặt nước làng xã ngoại thành Hà Nội theo định hướng phát triển bền vững, Đại học Xây dựng.

Tham khảo thông tin liên quan đến làng Chuông trên internet.

Tiện ích khu ở tạo nên giá trị của khu đô thị

Câu châm ngôn quan trọng trong lĩnh vực bất động sản là “Thứ nhất – vị trí, thứ nhì – vị trí, và thứ ba – vị trí”. Trong lịch sử, các lợi thế này là do địa lý, phong thủy; tuy nhiên, ngày nay, các lợi thế về vị trí này lại do con người tạo ra – Chính con người trong quá trình phát triển, quá trình đô thị hóa đã tạo ra những cơ hội cho mỗi vị trí của đô thị.

Có những lý thuyết về đô thị đã nói đến vị trí, đến sự lựa chọn. Alonso[1] nói rằng: “Khi chọn nơi ở người ta thường phải đánh đổi giữa chi phí đi lại và chi phí nhà ở”. KTS Hoàng Hữu Phê và Patrick Wakely[2] cho rằng: “Giá trị của khu ở là sự kết hợp giữa vị thế và chất lượng nhà ở”. Tuy nhiên, khi xem xét cách người Hà Nội lựa chọn nơi ở ta sẽ thấy được nhu cầu của người Hà Nội đang hình thành và biến đổi như thế nào.

Lựa chọn nào cho khu ở

Trong đô thị cũ của Hà Nội, những khu có giá trị hơn là khu phố cổ, khu phố Tây, khu tập thể cao cấp (Giảng võ, Kim Liên, Trung Tự). Những khu này có giá trị hơn hẳn so với những khu khác như khu dân cư lao động ở quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, hoặc khu tập thể bình dân như khu Văn Chương, Nguyễn Công Trứ, Trương Định,… Câu hỏi đặt ra là: Các khu đô thị mới khác như Linh Đàm, Ciputra, Trung Hòa – Nhân Chính… có gì khác nhau? Vì sao những khu này lại có giá trị khác nhau? Điều gì đã tạo nên những giá trị khác biệt? Vì sao người dân lại lựa chọn, đánh giá khu này cao hơn khu khác?

Hình ảnh phố cổ Hà Nội (trái) và các khu tập thể Hà Nội (phải). Nguồn: Zing.vn

Trước đây, người ta chỉ chú trọng nơi ở, chú trọng chính ngôi nhà của họ. Nhưng khi nhu cầu ở đã được đảm bảo thì con người nhận ra họ còn có nhiều nhu cầu khác – Đó là cơ sở hạ tầng, nơi tạo sinh kế, và những tiện ích của nơi ở (amanities). Chính những dịch vụ này làm nên giá trị của nơi ở.

Một điểm chung của những khu có giá trị cao (khu phố cổ, khu phố Tây, khu tập thể cao cấp, khu đô thị mới như Trung Hòa – Nhân Chính) là được đầu tư hạ tầng tốt, các tiện ích đa dạng, phong phú, và sinh kế tốt. Hạ tầng ở đây không chỉ là đường giao thông, cấp, thoát nước tốt, chợ dân sinh, mà còn có cả không gian công cộng. Lấy ví dụ khu tập thể Giảng Võ, là một khu mở, với đầy đủ hạ tầng, mưa không ngập, đường Giảng Võ, đường Kim Mã rộng giúp kết nối giao thông; có hồ nước, có trường học, có chợ dân sinh, có không gian công cộng. Khu Trung Hòa – Nhân Chính cũng có được những đặc điểm đó. Đó là các khu ở có các tiện ích rất đa dạng, người dân có thể sử dụng ngay trong khu ở mà không phải đi nơi khác. Hơn nữa, hai khu này được thiết kế rất tốt giúp tạo sinh kế cho người dân.

Những khu khác có giá trị kém hơn là vì nó thiếu một hoặc thậm chí là thiếu hoàn toàn những yếu tố trên. Thiếu cơ sở hạ tầng, đường giao thông, hệ thống thoát nước, và đặc biệt là các hoạt động sinh kế và không gian công cộng là những điều khiến giá trị của khu ở bị giảm sút.

Nhu cầu đa dạng và các khu ở khác nhau

Ngày nay, nhu cầu ở đã phát triển đa dạng, không còn kiểu cào bằng, mọi nhà giống nhau như thời bao cấp. Để đáp ứng nhu cầu đó, cũng đã có các khu đô thị mới với các tiện ích khác nhau. Việc đưa ra những khu ở khác nhau với những chức năng khác nhau đã đáp ứng những nhu cầu, đa dạng của các nhóm dân cư trong xã hội.

Khu Linh Đàm thoáng đãng, yên tĩnh. Khu Giảng Võ, Kim Liên, Trung Tự, và khu Trung Hòa – Nhân Chính sôi động với các tiện ích và các hoạt động sinh kế, và các không gian công cộng dù đã bị thu hẹp nhưng vẫn có phần nào. Những khu này có đặc điểm là nơi ở đồng thời cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt khác, vui chơi, giải trí, mua sắm, sinh kế[3]. Đây là những khu đô thị mở, có sự kết nối với xung quanh. Và những khu đô thị mới có sự kết nối hài hòa với cộng đồng dân cư ven đô[4].

Khu tập thể Giảng Võ – Hà Nội. Nguồn: pinterest.com

Ngược lại, Ciputra, River side… lại là khu đóng hoàn toàn. Nó tạo ra khu ở có tính biệt lập, không kết nối với các hạ tầng, dịch vụ bên ngoài. Khu này có không gian cây xanh, mặt nước tuyệt vời. Và nơi đây không có các hoạt động sinh kế, các dịch vụ cũng không đa dạng, sôi động[5]. Các khu Royal City, Time City lại là một kiểu ở “giữa” hai dạng trên – Đây là một tổ hợp nơi ở, với các dịch vụ cơ bản được phục vụ tốt, nhưng lại ít không gian công cộng, các dịch vụ xã hội hay các hoạt động sinh kế. Ciputra, Royal city, Time City thích hợp với những người làm công sở, những người có hoạt động ở bên ngoài và đây chỉ là nơi ở, nơi nghỉ ngơi sau ngày làm việc.

Khu đô thị cao cấp Royal City – Hà Nội. Nguồn: baomoi.com

Giá trị của hạ tầng và tiện ích

Hoàng Hữu Phê và Patrick Wakely[6] khi tổng hợp các lý thuyết về cư trú đô thị đã đưa ra một vài yếu tố tác động. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam thì những yếu tố đó có những đặc thù riêng. Thứ nhất, yếu tố vị thế – nơi cư trú xã hội, điều này có vẻ đang được định hình như là một dạng phân tầng xã hội về nơi cư trú. Thứ hai, khoảng cách vật lý ngày càng trở nên ít quan trọng, đặc biệt với vai trò của cách mạng thông tin và công nghệ. Tuy nhiên, với tình trạng xây chen hiện nay mà không tính đến năng lực đường giao thông đã đặt cư dân trong thành phố trước một khó khăn khó giải quyết. Thứ ba, không gian ở thường bị hy sinh cho những nhu cầu khác về văn hóa và truyền thống. Có vẻ như yếu tố này ngày càng không là quan trọng đối với người Hà Nội, và có lẽ cả cư dân TPHCM. Thứ tư, vị trí nơi ở gắn với niềm tin, như phong thủy, đắc địa, đất lành, dữ … Điều này có vẻ cũng có tác động, mặc dù không quá mạnh.

Việc xây chen trong các khu đô thị đang có xu hướng ngày càng gia tăng khiến cho mật độ dân cư tăng cao, trong khi hạ tầng không được cải thiện, đặc biệt là giao thông và thoát nước[7]. Không gian công cộng bị thu hẹp, và bị lấn chiếm nghiêm trọng. Những tiện ích khu ở cũng không được chú ý đúng mức, như chợ dân sinh, tạo sinh kế, khu vui chơi, giải trí… Điều này đã làm giảm nghiêm trọng chất lượng khu ở và có nguy cơ kéo theo là làm giảm giá trị khu ở.

Trong khi nhu cầu ở của người dân vẫn đang rất cao, việc đáp ứng vẫn chưa được nhiều. Mặc dù các khu ở đã ngày càng đa dạng, nhưng người dân vẫn chưa có đủ các lựa chọn. Qua khảo sát, người dân ở các khu đô thị được cho là có giá trị cao vẫn có những điểm chưa hài lòng về khu ở của mình… Cho dù người dân đã lựa chọn các khu đô thị mới, nhưng họ vẫn cho rằng họ ít có lựa chọn. Khi chọn một nơi nào đó là họ đã phải lựa chọn giữa việc hạn chế nhu cầu này, hay hạn chế nhu cầu khác. Chẳng hạn họ lựa chọn một nơi có nhà ở chất lượng cao, trong một tổ hợp khu ở với một số tiện ích cơ bản (khu mua sắm, khu thể thao…), nhưng họ đã phải từ bỏ một số những nhu cầu khác như khoảng không gian cây xanh, mặt nước, các tiện ích của chợ dân sinh, hoặc các sinh hoạt đường phố[8]… Ngay cả khu đô thị mới cao cấp dành cho người giàu cũng có những nhược điểm. Ở đó rất hạn chế những dịch vụ, và tiện ích xã hội. Điều này dẫn đến dân cư ở đây phải đi lại khá xa vào trong thành phố để sử dụng các dịch vụ của thành phố. Dẫn đến vấn đề về giao thông, gây ô nhiễm, tốn thời gian… Ngoài ra, những khu này nhiều nhà thấp tầng, nhiều không gian trống nên mật độ dân cư thấp, có phần lãng phí đất đô thị[9].

Khu đô thị Times City – Hà Nội. Nguồn: Zing.vn

Các khu đô thị hiện nay dường như đang có sự phân tầng. Các khu đô thị cho người trung lưu và giàu, hay còn gọi là phân khúc nhà ở cao cấp, được phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.  Ciputra, River side… cho người giàu, Royal city, Time city, Trung Hòa – Nhân Chính là khu của người trung lưu. Ở những khu này giá trị của khu ở có được là do cả chất lượng nhà và cả sự phong phú của các tiện ích. Các khu nhà ở xã hội đang được mở rộng và phát triển trong những năm gần đây, dù không bằng được với phân khúc nhà ở cao cấp. Một điều chắc chắn là những khu đô thị mới, đặc biệt là những khu đô thị cao cấp đã làm thay đổi lối sống của dân cư. Nó mang đến một quan niệm mới, một triết lý mới về không gian ở, và một trách nhiệm mới đối với cuộc sống của chính mình, và trách nhiệm với thành phố[10]. Đây chính là một trong những khác biệt trong phân tầng xã hội về nơi ở. Và điều này chính là dấu ấn tạo nên giá trị mới cho khu đô thị.

“Thứ nhất – vị trí, thứ nhì  – vị trí, thứ ba – vị trí” – Câu châm ngôn khiến cho người ta cứ nghĩ rằng tất cả các lợi thế về vị trí sẽ được tận dụng để tạo ra một lợi thế trong kinh doanh thành công. Trong khi đó, thực tế là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chạy theo doanh số, lợi nhuận, mà ít chú ý đến cơ sở hạ tầng và những tiện ích khu ở, dù rằng họ cũng hiểu rằng chất lượng nơi ở cũng chính là giá trị và lợi nhuận. Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng nơi ở cho khu dân cư nói riêng và tạo nên đô thị đáng sống nói chung là trách nhiệm của các nhà quản lý, của các chuyên gia tư vấn, và của xã hội dân sự.

Phạm Quỳnh Hương – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc

Tài liệu tham khảo:

[1] Alonso W. (1964): Location and Land Use. Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts
[2] Hoàng Hữu Phê (2016). Nơi chốn và vị trí.
[3] Trịnh Duy Luân (2013). Cảm nhận của người dân về các khu đô thị mới ở Hà Nội. Hội thảo “Khu đô thị mới ở Hà Nội và các cộng đồng đô thị bền vững”, VIAP
[4] Danielle Labbé & Julie-Anne Boudreau (2015). Local integration experiments in the new urban areas of Hanoi. South East Asia Reseach, 23, 2, pp 245-262
[5] Trịnh Duy Luân (2013). Cảm nhận của người dân về các khu đô thị mới ở Hà Nội. Hội thảo “Khu đô thị mới ở Hà Nội và các cộng đồng đô thị bền vững”, VIAP
[6] Hoang Huu Phe & Patrick Wakely (2015). Vị thế,  chất lượng và sự lựa chọn khác: Tiến tới một lý thuyết mới về vị trí dân cư đô thị.
[7] http://dantri.com.vn/kinh-doanh/quy-hoach-do-thi-ha-noi-cu-cai-gi-ra-tien-thi-ho-lam-2016123117365569.htm
[8] Trịnh Duy Luân (2013). Cảm nhận của người dân về các khu đô thị mới ở Hà Nội. Hội thảo “Khu đô thị mới ở Hà Nội và các cộng đồng đô thị bền vững”, VIAP
[9] Stephanie Geerman (2013). Trends in new urban areas in Ha noi: Ciputra. Hội thảo “Khu đô thị mới ở Hà Nội và các cộng đồng đô thị bền vững”, VIAP
[10] Stephanie Geerman.

Vỉa hè, không gian của cộng đồng

Không gian công cộng (KGCC) trong đô thị là nơi diễn ra sự tương tác giữa người với người, mà mọi người với xuất thân, nền tảng khác nhau, với các ước mơ và năng lực khác nhau có thể gặp gỡ, giao tiếp… KGCC bao gồm: Đường phố, vỉa hè, quảng trường, trung tâm mua sắm, bãi đậu xe, công viên, và các khu vực khác được mở ra cho mọi người tiếp cận miễn phí và dễ dàng. Trong đó, vỉa hè được xem như là KGCC dễ tiếp cận nhất, bước chân ra khỏi nhà là đặt chân lên vỉa hè.
Về cơ bản, vỉa hè được phân chia thành 3 khu vực sau:
+ Khu vực trước công trình (frontage zone or death with): Có thể là hiên nhà hoặc là khu vực để bảng hiệu, lắp mái che nhẹ, khu vực này là không gian chuyển tiếp từ trong nhà ra ngoài đường, có thể bao gồm luôn phần khoảng lùi của công trình, hay là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, tuy rằng được tính vào sở hữu của chủ nhà, không tính vào diện tích vỉa hè nhưng làm cho vỉa hè rộng và thoáng hơn, vẫn có thể sử dụng công cộng;
+ Khu vực dành cho người đi bộ (Through or pedestrian zone);
+ Khu vực dành cho việc bố trí các tiện nghi đô thị và trồng cây xanh (Furnishing zone/ planting zone): Thùng rác, ghế ngồi nghỉ, cột đèn, cột điện,… Cây xanh thì bao gồm cây xanh trồng cố định và di động (trồng trong các chậu lớn, nhỏ). Đa số đường phố ở Việt Nam chỉ có cây xanh, cột điện , cột đèn, còn các ghế ngồi nghỉ, thùng rác,…thì tùy tuyến đường mới lắp đặt.
Còn khoảng lùi an toàn (Edge) nằm ngoài cùng của vỉa hè thì có thể có hoặc không: Đây là khoảng tiếp xúc với lòng đường, 1 số xe đỗ trên đường có thể lấn vào khoảng này để tiết kiệm diện tích đỗ xe trên đường. Một số đường thì cây xanh có thể trồng sát bó vỉa.

Hiện nay, việc lấn chiếm vỉa hè lòng lề đường đang là một tình trạng rất phổ biến ở nước ta. Vỉa hè được sử dụng để đỗ xe, để các bảng hiệu, bàn ghế hàng ăn, giải khát, thậm chí là trải các mặt hàng ra để bán một cách lộn xộn. Cuộc sống mưu sinh trên vỉa hè lại muôn hình vạn trạng. Mặc dù đã có những quy định cụ thể của UBND các tỉnh thành về việc sử dụng vỉa hè nhưng vấn đề này vẫn còn rất bất cập. Việc quản lí còn nhiều điểm yếu trong khi sự ảnh hưởng của vỉa hè đến cuộc sống của người lao động nghèo đô thị lại rất lớn. Vỉa hè hiện nay đã trở thành không gian văn hóa đặc sắc và trở thành những điểm du lịch thú vị. Cho nên, việc gìn giữ và quản lí ở mức độ như thế nào cho phù hợp luôn là vấn đề nan giải. Chức năng ban đầu cơ bản nhất của vỉa hè là để dành cho người đi bộ, diện tích dành cho người đi bộ ngày càng bị lấn chiếm. Việc tổ chức cảnh quan trên vỉa hè kém hấp dẫn với các loại gạch lát kém chất lượng, bị hư hỏng, cây xanh chưa được chăm sóc tốt, các vật dụng tiện nghi đô thị với thiết kế giống nhau chứ chưa có đặc thù riêng.

Một số giải pháp mái che nắng cho người đi bộ

Về độ rộng vỉa hè thì khác nhau theo từng loại đường và tùy vào chức năng hoạt động của từng tuyến phố, thường là từ 2m cho tới 7-8 m hoặc có thể lớn hơn. Hiện nay ở các đường phố nước ta cũng phân luồng trên vỉa hè bằng vạch vôi trắng, nhưng chủ yếu chia vỉa hè ra làm 2: Khu vực để xe máy và khu vực để đi bộ, trồng cây và lắp đặt các tiện nghi đô thị. Nhưng tình trạng thường xuyên là đỗ xe lấn chiếm phần dành cho người đi bộ.
Để trả lại vỉa hè với đúng chức năng ban đầu của nó – Dành cho người đi bộ và để khuyến khích người dân quay trở lại với thói quen đi bộ, thì cần phải phân làn vỉa hè cụ thể và thiết kế KGCC này trở nên hấp dẫn và đa dạng hơn. Một số giải pháp được đề xuất như sau:
1. Tổ chức khu vực đi bộ (Through zone/ pedestrian zone):
Quy định kích thước khu vực đi bộ phù hợp, không cho phép các hoạt động khác lấn chiếm khu vực này. Kích thước khu vực đi bộ tối thiểu là 1,8m – đủ cho 2 làn người cùng di chuyển và có thể thoải mái mang vác các vật dụng trên người. Đối với các tuyến đường có chức năng sử dụng hỗn hợp thì tối thiểu nên là 2,5m, còn đối với các tuyến đường với chức năng thương mại, dịch vụ thì tối thiểu nên là 4m.
Vấn đề che nắng cho người đi bộ:
+ Mái che nắng trước công trình: Cố định hoặc di động, độ rộng tùy thuộc vào loại công trình. Những công trình thương mại thì có thể làm mái che rộng 1,5-2m, công trình nhà ở kết hợp kinh doanh thì mái che hẹp hơn 0,6-1,2m;
+ Có thể dùng phần hiên nhà đua ra để che nắng (sàn ban công, logia tầng 2), hoặc đưa hẳn một bước cột ra ngoài để tạo hành lang đi bộ thoáng mát và tăng khả năng tiếp cận công trình của các tuyến phố thương mại. Phương án này rất phổ biến ở một số khu phố ở Geylang, Singapore hoặc ở các thành phố ở Ấn Độ;
+ Cây xanh bóng mát thân cao thẳng, tán rộng hẹp tùy thuộc vào kích thước đường và vỉa hè. Đối với những vỉa hè rộng có thể làm 2 hàng cây xanh để tăng hiệu quả che nắng, tăng diện tích cây xanh trong đô thị và tạo cảnh quan xanh mát;
Thay gạch lát vỉa hè bằng vật liệu thấm nước và phản xạ nhiệt để giải quyết 1 phần vấn đề thoát nước và giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị. Các tuyến đường khác nhau có thể dùng các vật liệu lát đường đa dạng, màu sắc thẩm mỹ.
2. Phân chia khu vực để xe và khu vực cho phép buôn bán cụ thể trên vỉa hè
Tùy tuyến đường có quy định cho phép hoặc không cho phép đỗ xe hoặc tổ chức các hoạt động buôn bán như: bày bán hàng hóa, café cóc, trà đá,… Và cần quản lí kiểm tra chặt chẽ để việc đỗ xe không lấn chiểm không gian đi bộ. Một số tuyến đường tổ chức các làn đỗ xe ô tô sát vỉa hè, tuy nhiên vẫn nên bố trí thêm các nhà để xe thấp hoặc cao tầng trong các khu thương mại nhiều người sử dụng

3. Tạo không gian sinh hoạt công cộng hấp dẫn trên vỉa hè:
– Tạo các điểm dừng chân nghỉ ngơi dọc đường: Với vỉa hè rộng có thể bố trí thêm bàn ghế, chỗ ngồi nghỉ chân kết hợp với các pop up café (quán café di động) hoặc các xe bán thức ăn nhanh di động. Có thể kết hợp dù che nắng cho các góc ngồi này.
– Tạo không gian sinh hoạt cộng đồng bằng cách mở rộng vỉa hè: Tạo không gian nghỉ ngơi rộng rãi tiện nghi bằng cách tận dụng các chỗ đỗ xe ô tô trên lòng đường để làm “parklet”. Đây là một mô hình còn khá mới ở Việt Nam nhưng đã được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến.

Các parklet được lắp đặt ở San Francisco

Parklet được xây dựng lần đầu tại San Francisco, Mỹ vào năm 2005 bởi studio REBAR, với tên gọi là “PARK(ing)” với 1 thảm cỏ, 1 ghế ngồi nghỉ và 1 cây xanh có diện tích bằng 1 chỗ đậu xe. Parklet chính là một trong những cách đưa người dân quay trở lại với đường phố, không gian đi bộ dành cho họ – Như là 1 công viên thu nhỏ với đầy đủ chức năng, chúng thúc đẩy cuộc sống cộng đồng trên phố, khuyến khích sự tương tác và thu hút mọi người tham gia vào các hoạt động cộng đồng. 1 parklet chỉ chiếm từ 1-3 chỗ đậu xe nhưng mở rộng được diện tích vỉa hè, cung cấp một nơi để ngồi nghỉ, có thể ngủ 1 giấc ngắn, nói chuyện, nhảy, ăn uống, đọc sách, là nơi để quan sát ngắm đường phố và thậm chí có thể để xe đạp. Nó cung cấp cơ hội để đổi mới hình thức và chức năng của các KGCC và xây dựng sự hợp tác giữa chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các nhà thiết kế và người dân.

 

Parket trên đường phố San Francisco

San Francisco đã trở thành thành phố tiên phong đưa parklets trở thành 1 phần chính thống không thể thiếu trong thiết kể cảnh quan của thành phố. Chúng đã được xây dựng và lắp đặt cố định trên nhiều tuyến phố chứ không phải chỉ là những lắp đặt thử nghiệm có thể tháo dỡ dễ dàng như ban đầu. Sau đó Vancouver, Chicago, Seattle,… cũng dần đưa parklet vào thiết kế đường phố của mình.
Một số yêu cầu về parklet:
– Việc lựa chọn vị trí nên cân nhắc cho phù hợp với công trình đối diện, kêu gọi sự hợp tác đầu tư từ phía người dân và doanh nghiệp;
– Dành cho cộng đồng sử dụng, không chỉ là khách hàng của nhà tài trợ;
– Không nên có quảng cáo của nhà tài trợ;
– Thuận tiện cho mọi đối tượng sử dụng kể cả người tàn tật;
– Đảm bảo đủ độ bền để có thể sử dụng trong nhiều năm;
– Có thể lắp đặt và tháo dỡ dễ dàng mà không làm hỏng lòng đường, vỉa hè, lề đường;
– Có thể kết hợp với các quán café pop-up (lưu động) hoặc xe bán thức ăn nhanh lưu động trên vỉa hè;
– Được đặt trên những tuyến phố có giới hạn về tốc độ dưới 40km/h;
– Cách các góc đường ít nhất 1 chỗ đỗ xe ôtô;
– Được bảo vệ bởi 2 gờ dừng xe 2 bên và có thể có hàng rào bao ngoài để tăng độ an toàn cho người sử dụng.
Kết luận:
Hiện nay, việc sử dụng quá nhiều các phương tiện giao thông cá nhân đang tạo ra sức ép về lượng giao thông quá tải trên đường phố và áp lực về các bãi đỗ xe. Để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thì cần đảm bảo việc đi bộ từ các điểm chờ (xe bus, tàu điện) đến nơi muốn đến.Tạo không gian đi bộ sạch đẹp, không gian giao tiếp công cộng hấp dẫn trên vỉa hè sẽ khuyến khích người dân đi bộ trở lại, và tạo điều kiện cho mọi người sử dụng phương tiện giao thông công cộng thường xuyên hơn; đồng thời, mối quan hệ hàng xóm láng giềng của cộng đồng càng được thắt chặt hơn vì vỉa hè là nơi giao tiếp gần gũi nhất của họ.
Trả lại vỉa hè cho người đi bộ là việc cấp thiết nhất nhưng cũng quan trọng không kém là việc thiết kế vỉa hè thành nơi để tương tác giữa người và người diễn ra thường xuyên hơn. Chúng ta cần những thiết kế hấp dẫn, hiệu quả đi kèm với sự quan tâm và đầu tư của chính quyền địa phương. Tác giả hi vọng trong tương lai sẽ được nhìn thấy những tuyến đường đô thị không những xanh sạch đẹp mà còn rất đông người đi bộ trên vỉa hè.

————————————————————————————

Tài liệu tham khảo:
1. Abu Dhabi Urban Street Design Manual 2010
2. Parklet –tiny parks with big impacts for the city streets, Sarah Gould, 2012
3. Public space design guiline, London Borough of Richmon Upon Thames, Planning Policy and Design, 2012.

ThS.KTS Lê Thị Hoàng Nhi
Khoa Đào tạo Quốc tế – Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 6/2017)